Lịch sử hình thành Ủy_ban_Kế_hoạch_nhà_nước

Hình thành và phát triển

Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh 78 thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, gồm các thành viên: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Kha Vạng Cân, Đinh Quang Chiêu, Nguyễn Xuân Dương, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiến, Phạm Khắc Hoè, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Phú Hữu, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Tá Khanh, Vũ Ngọc Khuê, cô Tâm Kính, Phan Tư Lăng, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Văn Luyện, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Mẫn, Phan Mỹ, Hoàng Hữu Nam, Trần Đình Nam, Nguyễn Như Quý, Lê Hữu Sơn, Nguyễn Trọng Tam, Phạm Thiều, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Đình Thu, bà Vĩnh Thụy, Hoàng Đạo Thuý, Hoàng Tích Trý, Văn Võ Văn.

Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia thay thế Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, và đến ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.[1]

Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới.

Giải thể, hợp nhất

Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.

Liên quan